Với phương châm 6s cv của bạn sẽ không bị vứt vào sọt rác
Đương nhiên là mấy tips này chỉ để giúp cho bạn gây chú ý hơn khi nhà tuyển dụng mới đọc CV của bạn thôi. Còn để CV được chọn thì cần chỉn chu về cả hình ảnh và câu từ, cũng như
Với một công ty lớn, mỗi một lần đăng tin tuyển dụng là có cả ngàn ứng viên nộp đơn vào – vậy thì nhà tuyển dụng sẽ chia ra làm nhiều vòng để lọc đơn cho nhanh. Vòng đầu tiên hay nôm na hay gọi là vòng gửi xe, ‘vòng 6s’ là trong thời gian ngắn, nhà tuyển dụng sẽ mở mail và nhìn liếc xem CV của bạn có tạm chấp nhận được và cho vào phần đọc tiếp hay không?
Vậy phải làm thế nào để nhà tuyển dụng sau 6s đó sẽ muốn dành thêm thời gian để đọc thêm về thành tích và kinh nghiệm mà bạn đã mất cả ngày trời để ngồi hì hục viết vào CV? Sau đây là một số tips của mình:
1. Nhớ nên dùng ‘Keywords’
Ở các nước như Mỹ chẳng hạn, nhà tuyển dụng có trợ giúp của ATS – là một phần mềm tự động lọc CV dựa theo keywords xem có phù hợp với vị trí đăng tuyển không. Ở Việt Nam thì chưa nhiều ứng viên đến mức đấy, với lại các công ty cũng thích để người đọc hơn máy, nên mình chưa thấy có nơi nào xài phần mềm này. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn bỏ qua việc viết ‘keywords’ vào trong CV.
Thế ‘keywords’ là gì nhỉ? Đấy là những từ khoá sẽ xuất hiện lác đác ở các mục khác nhau trong CV, để khi nhà tuyển dụng nhìn vào cái, họ thấy à CV bạn này cũng có liên quan phết. Ví dụ nếu mình muốn tuyển một bạn là Digital Marketing, mình lướt CV thấy một ứng viên có các từ như ‘Google Adwords, SEO, Photoshop, Managing Facebook’ chẳng hạn, thì đương nhiên mình sẽ rất ấn tượng với những ứng viên này.
Vậy ‘keywords’ thì nên tìm như thế nào? Đầu tiên là bạn hãy tự brainstorm trước. Ví dụ nếu đang ứng tuyển cho Accounting, thì bạn nghĩ có những từ gì mà người khác vừa nghe phát đã thấy liên quan luôn đến kế toán chẳng hạn. Sau đó, bạn có thể tìm các từ khoá ở phần giới thiệu công ty trong website cũng như ngay trong chính tin tuyển dụng chẳng hạn.
2. Sử dụng tiêu đề là cả một nghệ thuật
Tâm lý người đọc là, khi nhìn vào một bản giấy trắng toàn chữ, thì sự chú ý sẽ đổ dồn vào những chỗ nào in đậm trước. Mà thường chỗ in đậm sẽ là tên vị trí, tên công ty và tên của bạn, đúng không nào? Vậy nên nếu bạn biết khéo léo viết những chỗ này có chủ ý thì cũng sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay bước đầu tiên đấy.
Đầu tiên là tên các đề mục trong CV trước nhé. Thay vì viết Experience hay Extracurricular Activities bình thường quá, thì tuỳ thuộc vào tính chất công việc, bạn đổi lại cho phù hợp. Ví dụ nếu công việc đòi giảng dạy thì có thể ghi là ‘Teaching Experience’, công việc đòi quản lý dự án thì khi là ‘Project Management Experience’ chẳng hạn.
Tiếp sau là đến tên vị trí làm việc. Thông thường các bạn sinh viên thì đi làm tình nguyện và thực tập nhiều, nên các từ như kiểu ‘intern’, ‘support’, ‘volunteer’ xuất hiện với tần suất vô cùng nhiều trong CV. Cái này thì không phải là sai, nhưng không gây ấn tượng được. Để gây ấn tượng ngay khi đọc thì bạn cần rõ ràng hơn nữa. Ví dụ thay vì viết ‘intern’ không thì hãy bổ sung thêm tên phòng ban hoặc tên vị trí mà bạn thực tập, như là ‘HR Intern’ hoặc ‘Communication Intern’ chẳng hạn.
3. Đừng bỏ qua tên công ty nhé
Nói đơn giản là, nếu mình là nhà tuyển dụng mà thấy bạn từng có kinh nghiệm làm ở Facebook, Google các thứ thì kiểu gì mình cũng chú ý ngay. Tuy nhiên đâu phải là ai cũng giỏi để làm ở những chỗ như thế đâu. Điều mình muốn nhắn nhủ ở đây là, nếu bạn đã từng làm việc ở một công ty có tên tuổi hoặc trong công việc có làm dự án cùng một số công ty có tên tuổi thì nên đưa những thông tin đó vào trong CV.
Vậy nên đưa vào đâu? Ví dụ đầu tiên là nên đưa vào phần giới thiệu công ty. Nếu công ty của bạn là một công ty nhỏ, chưa nhiều người biết đến thì bạn nên có một dòng ngắn ngay phía dưới giới thiệu về công ty đó. Bạn có thể giới thiệu về quy mô công ty, sản phẩm công ty đang làm và nếu công ty đang là partner với một ông lớn nào đó, đừng quên đưa vào nhé.
Còn trong các gạch đầu dòng thì sao? Tuỳ thuộc vào từng công việc mà bạn có thể đưa vào. Ví dụ như bạn đã từng xin được Sponsor của ông Phạm Nhật Vượng, thì ghi ngay vào trong CV để khoe nhé.
Đương nhiên là mấy tips này chỉ để giúp cho bạn gây chú ý hơn khi nhà tuyển dụng mới đọc CV của bạn thôi. Còn để CV được chọn thì cần chỉn chu về cả hình ảnh và câu từ, cũng như biết cách viết thật kĩ nữa. Nếu bạn cần một người hỗ trợ giúp bạn viết CV tốt hơn, có thể tham khảo tại đây nhé.
Leave a Reply