Khởi nghiệp khi trái tim bị rung động, có nên hay không?
Sau sự kiện đó, Room to Read được truyền thông biết đến rộng rãi. Năm 2007, John Wood xuất hiện trên kênh truyền hình của Oprah Winfrey với bước tiến mới là chương trình
Room to Read (tạm dịch Phòng đọc sách), xuất phát điểm là ý tưởng mang tri thức đến trẻ em nghèo được khởi sự hết sức khiêm tốn tại Nepal vào năm 2000. Đến nay, Room to Read đã được viện Brookings chọn làm hình mẫu cho việc hiện thực hoá ý tưởng thành công.
John Wood, người sáng lập ra tổ chức này sau một lần đi thám hiểm đỉnh núi Himalaya ở Nepal. Tại đây, ông đã gặp một cán bộ trong ngành giáo dục và được mời tới thăm một ngôi làng trong vùng. Không ngờ rằng, chuyến đi đó đã thay đổi toàn bộ cuộc đời ông khi trong một khoảnh khắc, ông nhận ra thực tế khắc nghiệt ở đây: những phòng học đổ nát và thiếu sách nghiêm trọng.
Khi rời ngôi làng, ông nhận được lời đề nghị giản dị từ người hiệu trưởng “liệu một ngày nào đó trở lại và mang đến một vài cuốn sách được không”. Nhận được lời đề nghị đó, John đã kêu gọi mọi người gom được hơn 3.000 cuốn sách và mang chúng quay trở lại Nepal vào năm kế tiếp.
Nhìn vào những gương mặt trẻ thơ hân hoan đón nhận sách, từ đó ông quyết định dành toàn bộ cuộc đời để mang tri thức đến những trẻ em nghèo tại các nước đang phát triển. John đã từ bỏ vị trí điều hành cấp cao tại tập đoàn Microsoft và lập nên Room to Read. Ông và những người đồng sáng lập của mình bắt đầu xây dựng trường học và thư viện cho các em.
Năm 2001, Erin Ganju tham gia vào nhóm với tư cách đồng sáng lập, hỗ trợ phạm vi hoạt động hướng tới Việt Nam.
Năm 2006, John Wood cho ra mắt cuốn sách Rời Microsoft để thay đổi thế giới. Cuốn sách được xuất bản bằng 18 thức tiếng khác nhau. Năm đó, dự án của họ đã hoàn thành chiến lược 5 năm và mở rộng hoạt động ra châu Phi.
Sau sự kiện đó, Room to Read được truyền thông biết đến rộng rãi. Năm 2007, John Wood xuất hiện trên kênh truyền hình của Oprah Winfrey với bước tiến mới là chương trình Sáng kiến toàn cầu Clinton, xây dựng hàng chục nghìn thư viện song ngữ vào năm 2010.
Cũng như John Wood, Erin Ganju cũng phải từ bỏ cuộc sống êm đềm để bước vào một dòng chảy mới. Cô suy nghĩ, nếu thách thức không giết chết được mình, chúng sẽ giúp chúng ta mạnh mẽ lên.
Mục tiêu rõ ràng, hoạt động minh bạch
Từ những suy nghĩ này, nhóm sáng lập không sợ thất bại và luôn tạo ra những mô hình mới. Thất bại là những kinh nghiệm quý cho các startup. Và họ không ngại thử mô hình mới ở Nepal và Việt Nam. Nếu như năm 2001, Room to Read đến với Việt Nam chỉ giới hạn phạm vi tặng sách cho trẻ em thì năm 2011, dự án đã có mặt tại Thái Nguyên, Tuyên Quang, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ,… phát triển các chương trình hỗ trợ học ngôn ngữ, hỗ trợ giáo dục cho nữ sinh nhằm thúc đẩy bình đẳng giới,…
Họ quyết tâm nếu không đạt được mục tiêu trong thời hạn 1 năm thì sẽ bỏ cuộc. Nhìn lại chặng đường đã đi, Erin Ganju rút ra bài học: một trong những nhân tố giúp dự án thành công là đặt ra các mục tiêu cụ thể và thường xuyên báo cáo tiến độ với các bên. Việc định hướng rõ mục tiêu cộng với sự minh bạch đã phát huy hiệu quả nhanh chóng và trở thành một trong những chiến lược cốt lõi của dự án này.
Leave a Reply