Với 3 cách khi đi phỏng vấn sẽ khiến nhà tuyển dụng yêu bạn luôn

Cái này là một lỗi nhỏ thôi, nhiều bạn hỏi được một câu rồi cảm thấy rất nhẹ nhõm, thế nên trong lúc nhà tuyển dụng trả lời, bạn ý thường giả vờ nghe cho có mà chẳng chú

Trước khi đi , bạn sẽ chuẩn bị những gì? Đương nhiên là phải chuẩn bị cách trả lời những câu hỏi khó, giới thiệu bản thân như thế nào, nói gì về công ty, nói gì về mình, điểm mạnh điểm yếu vân vân và mây mắn. Nói chung là, bán mình cho nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là, khi phỏng vấn không chỉ có mỗi bạn đâu, mà còn có thể có 1 đến 3 người nữa trong phòng đó đó, chính là những người sẽ hỏi bạn – những người quyết định đến tương lai vận mệnh của bạn vào thời điểm đó. Và nếu bạn không muốn biến buổi phỏng vấn thành một buổi hỏi cung như trong đồn cảnh sát, thì bạn cần phải có những cách để giao tiếp với nhà tuyển dụng. Khi bạn đã tạo được mối quan hệ tốt ngay trong lúc đó rồi, buổi phỏng vấn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn với bạn nhiều.

Vậy làm thế nào để ‘gần gũi’ hơn với nhà tuyển dụng, không cần biết anh/chị/cô/bác đó là người khó tính hay dễ tính? Mình có một số tips chia sẻ với các bạn như thế này:

1. Nhìn theo, rồi bắt chước

Bạn nào hay đọc sách, hay đọc mấy lời khuyên trên mạng chắc sẽ biết có câu là ‘Fake it til you make it’, có nghĩa là nếu bạn muốn giỏi một kĩ năng gì đó của người khác, hãy bắt đầu bằng việc bắt chước điều đó. Trong giao tiếp khi phỏng vấn cũng vậy, bắt chước hình ảnh nhà tuyển dụng cũng là một cách nhanh nhất để bạn có thể tạo được tương tác với họ.

Bắt chước ở đây là bắt chước về hành vi và thái độ của nhà tuyển dụng khi trò chuyện với bạn. Ví dụ nhé, nếu nhà tuyển dụng là một người khá cởi mở, tràn đầy năng lượng, luôn tươi cười khi nói chuyện với bạn, thì bạn cũng nên có những thái độ tương tự khi trả lời câu hỏi của họ. Ngược lại, nếu nhà tuyển dụng hơi trầm một xíu, trông có vẻ bình tĩnh, không tăng động như người ở trên, thì bạn cũng nên hạ nhiệt một tí chứ đừng tăng động quá nhé.

Đương nhiên buổi phỏng vấn là để tìm hiểu xem bạn là ai, tính cách của bạn như thế nào, có phù hợp với vị trí này không. Điều đó không có nghĩa là mình khuyên bạn phải bắt chước 100% hoàn toàn nhà tuyển dụng mà bỏ quên đi tính cách cá nhân của mỗi người. Lời khuyên ở đây là, chịu khó quan sát một chút, bắt chước chỉ một chút thôi những điệu bộ có thể bắt chước được, điều đó sẽ làm cho cuộc trò chuyện của bạn và nhà tuyển dụng dễ chịu hơn nhiều.

2. Đừng chờ nhà tuyển dụng hỏi mới trả lời

Trừ khi trước khi phỏng vấn, bạn nhận được thông báo của nhà tuyển dụng về format của buổi phỏng vấn hôm đó, format là họ hỏi và bạn trả lời, bạn chỉ cần trả lời thôi, không có nghĩa vụ hỏi lại – thì bạn hãy làm theo chỉ thị của họ. Còn nếu không, ở những buổi phỏng vấn thông thường khác, bạn nên có cách làm khác.

Mình để ý thì khi đi phỏng vấn, các bạn thường có xu hướng chờ nhà tuyển dụng hỏi, sau đó trả lời, rồi lại ngồi lo lắng chờ câu hỏi tiếp theo, rồi lại trả lời, rồi lại lo lắng, rồi lại trả lời. Thật chẳng khác gì một buổi hỏi cung.

Vậy giải pháp mình đưa ra là gì, hãy cố gắng giao tiếp với nhà tuyển dụng, hỏi lại nhà tuyển dụng ngay trong lúc phỏng vấn, không phải là cứ chờ đến cuối buổi chờ được hỏi “Em có câu hỏi nào không?” rồi mới tuôn ra một tràng.

Ví dụ một tip cho các bạn có thể dùng nhé. Nếu nhà tuyển dụng hỏi là “Thành tích nào trong công việc khiến em tự hào nhất?”, thì sau khi chia sẻ về thành tích bạn đã đạt được, bạn đạt được nó như thế nào, hãy kết thúc câu chia sẻ bằng một câu hỏi, kiểu tương tự như là “Em cũng rất muốn mang đến những thành tích tương tự khi làm việc tại đây, vậy anh chị có thể chia sẻ với em một vài dự án hoặc mục tiêu của công ty không ạ?” kiểu kiểu như vậy.

Nếu bạn tạo được một không khí thoải mái, giống như trò chuyện hơn là hỏi cung trong buổi phỏng vấn, bạn không chỉ biết thêm nhiều thông tin về công ty, mà còn tạo cảm giác với nhà tuyển dụng là bạn đang rất tự tin và thực sự quan tâm đến vị trí này. Tuy nhiên, hãy nhớ như mình lưu ý ở trên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được nhé, phải biết kĩ format của buổi phỏng vấn hôm đó để áp dụng cho phù hợp hơn hen.

3. Đã hỏi thì phải tập trung nghe trả lời

Cái này là một lỗi nhỏ thôi, nhiều bạn hỏi được một câu rồi cảm thấy rất nhẹ nhõm, thế nên trong lúc nhà tuyển dụng trả lời, bạn ý thường giả vờ nghe cho có mà chẳng chú ý gì đến thông tin nhà tuyển dụng đưa ra cả (hồi trước tớ toàn thế).

Vậy nên với tư cách là một người gặp nhiều trường hợp như vậy rồi, tip của mình cho các bạn là, hãy nghe kĩ câu trả lời của nhà tuyển dụng: Khi nhà tuyển dụng trả lời câu hỏi của bạn, họ có nói chi tiết không hay chỉ nói chung chung thôi? Họ có đưa ra câu trả lời bằng câu chuyện cá nhân của họ không hay đưa ra một số liệu gì cụ thể không?

Sau đó bạn có thể dựa vào thông tin câu trả lời đó để đưa vào những câu trả lời sau này của bạn: Ví dụ nhà tuyển dụng đưa ra con số phần trăm gì đó, thì khi bạn trả lời những câu hỏi tiếp theo, hãy sử dụng những số liệu phần trăm đó để đưa vào câu trả lời của bạn. Việc bạn sử dụng những thông tin mà nhà tuyển dụng chia sẻ với bạn để đưa vào câu trả lời của bạn sẽ khiến cho câu trả lời của bạn có nhiều thông tin hơn, cũng như cụ thể hơn và liên quan hơn đến công ty đó.

Để kết thân với một người mới gặp không phải là việc dễ dàng gì – nhưng nếu bạn biết quan sát và điều chỉnh bản thân, bạn và nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, và bạn cũng sẽ cảm thấy tự tin hơn cho buổi phỏng vấn hôm đó. Nếu bạn biết áp dụng những điều này nhuần nhuyễn, chắc chắn bạn sẽ khác biệt hẳn với các ứng viên khác chỉ biết nghe và trả lời thôi đó.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *