Những nguyên nhân khiên sinh viên tốt nghiệp rơi vào thất nghiệp
Không phải chỉ nêu họ tên, lý lịch trích ngang mà thôi, bạn hãy nêu rõ sở thích, sở trường và những hoạt động của mình từng tham gia. Đừng nghĩ đó là dư thừa, bất cứ thông
Sai lầm muôn thuở của các tân cử nhân chính là không biết rõ mình cần gì, muốn gì. Có rất nhiều người ngay từ khi bước vào Đại học đã không chọn đúng ngành thích hợp nên khi tốt nghiệp, định hướng tìm việc càng bấp bênh hơn.
1. Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng
Sai lầm muôn thuở của các tân cử nhân chính là không biết rõ mình cần gì, muốn gì. Có rất nhiều người ngay từ khi bước vào Đại học đã không chọn đúng ngành thích hợp nên khi tốt nghiệp, định hướng tìm việc càng bấp bênh hơn.
Lời khuyên dành cho bạn chính là hãy chọn cho mình ngành vừa sức, đặt cho mình đích đến trong tương lai và lập hẳn một kế hoạch chi tiết sẽ vươn đến nó như thế nào. Chỉ như thế khi đi xin việc, bạn vừa có thể xin vào đúng ngành, vừa có thế có thể bày tỏ nguyện vọng một cách chi tiết với nhà tuyển dụng.
2. Hồ sơ không ấn tượng/ Thiếu kinh nghiệm
Bất kể bạn xin công việc nào, ở đâu, kinh nghiệm luôn là điều kiện ưu tiên để được tuyển dụng. Nhưng đây luôn là vấn đề nan giải cho những ai mới đi xin việc lần đầu hay là tân sinh viên mới ra trường. Nếu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, nếu bạn không làm thêm hay từng kinh qua những công việc có liên quan đến công việc hiện tại thì khả năng được nhận việc của bạn là vô cùng thấp.
Cách giải quyết vấn đề này chính là hãy nói về những kinh nghiệm lúc bạn đi học, kinh nghiệm làm việc nhóm, các phân tích giải quyết vấn đề và khả năng sáng tạo của bản thân. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng học hỏi cao, siêng năng và tận tâm, nhất là khi được nhà tuyển dụng cho cơ hội thể hiện.
3. Quá tự tin
Tự tin là một cách tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, tuy nhiên quá tự tin sẽ trở khi bạn trở nên yêu sách và tạo cảm giác khó gần, không hòa đồng và có kỹ năng làm việc nhóm kém.
Hãy tỏ ra “biết điều” hơn với nhà tuyển dụng, tự tin nhưng luôn biết rõ vị trí của mình, bất kể bạn có thật sự tài giỏi đến đâu. Trong lúc nêu ưu điểm, hãy đồng thời nhắc đến khuyết điểm theo xu hướng biết khắc phục hay khuyết điểm tích cực như: kỹ tính, cầu toàn,… Và cuối cùng, hãy bàn bạc để đưa ra một mức lương thích hợp và những điều kiện không quá yêu sách.
4. Quá chú tâm vào lương bổng
Có rất nhiều trường hợp mới ra trường nhưng lại quá chú tâm vào việc lương bổng mà quên mất thứ giá trị hơn mà họ có được chính là được sống với đam mê và có thêm kinh nghiệm. Bạn quyết định từ chối thực tập hay thử việc lương ít và đổi lại là vẫn chưa có được tí kinh nghiệm thực tiễn nào?
Để thay đổi ý nghĩ này, tạm thời hãy xem công việc hiện tại là bước đệm cho công việc tương lai của mình và tuyệt đối tin rằng, khả năng của mình sẽ được đền bù xứng đáng.
5. Không biết cách tự giới thiệu bản thân
Không phải chỉ nêu họ tên, lý lịch trích ngang mà thôi, bạn hãy nêu rõ sở thích, sở trường và những hoạt động của mình từng tham gia. Đừng nghĩ đó là dư thừa, bất cứ thông tin nào, dù nhỏ nhặt nhất cũng là chi tiết giúp nhà tuyển dụng hiểu thêm và có nhận định đúng đắn về bạn.
Vì vậy, khi được phỏng vấn, hãy thoải mái, xem đó như một cuộc trò chuyện và cởi mở nói về mình, nhất là hãy nhấn mạnh những mặt tích cực của bản thân.
Leave a Reply