Những việc không nên bỏ lỡ nếu muốn sống sót khỏi vòng cv
Nhiều tác giả có thói quen không bao giờ gửi bài viết ngay khi hoàn thành mà sẽ lưu lại một thời gian ngắn mới quay lại sửa chữa rồi gửi bài.
Khi số lượng người tìm việc tăng mỗi ngày và nhiều nhà tuyển dụng bị khủng hoảng với những CV xin việc không lỗi này thì lỗi nọ, họ ngày càng trở lên cầu kỳ, khắt khe trong quá trình xét duyệt CV. Có khi chỉ một lỗi rất nhỏ trong CV, cover letter hay email ứng tuyển cũng có thể khiến bạn bị loại. Vì vậy, trước khi gửi CV cho bất cứ nhà tuyển dụng nào bạn cũng nên làm những điều sau để CV của bạn không bị nhà tuyển dụng loại một cách oan ức.
Kiểm tra chính tả
Những lỗi chính tả hay mắc trong tiếng Việt là lỗi l/n, x/s, ch/tr, ng/ngh, từ có chứa dấu hỏi/dấu ngã. Với những từ bạn thấy nghi ngờ, hãy kiểm tra bằng cách search trên Google.
Nếu bạn viết bằng tiếng Anh, phần mềm check chính tả như Grammarly sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc soát lại lỗi chính tả, cấu trúc câu. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem cho kĩ vì đôi khi các phần mềm này không phải khi nào cũng hiểu được dụng ý của bạn mà sửa cho đúng. Ví dụ, một lỗi điển hình khi bạn viết CV, cover letter, email tiếng Anh, các phần mềm dễ hiểu lầm giữa “your” và “you’re” và sẽ đề xuất thay đổi cho bạn. Nếu không chú ý sẽ dễ dẫn đến sai sót.
Dành một khoảng “thời gian chờ”
Nhiều tác giả có thói quen không bao giờ gửi bài viết ngay khi hoàn thành mà sẽ lưu lại một thời gian ngắn mới quay lại sửa chữa rồi gửi bài.
Tương tự, bạn không nên gửi CV của bạn ngay khi bạn viết xong, dù bạn cảm thấy không có sai sót gì. Hãy dành một chút thời gian để làm gì đó không liên quan đến việc viết CV này. Điều này vừa cho đầu óc nghỉ ngơi vừa tái khởi động tâm thế.
24h sau khi viết CV là thời gian lý tưởng để bạn quyết định nhấn send cho nhà tuyển dụng. (Nhưng bạn cũng cần lưu ý đến deadline của nhà tuyển dụng nhé!)
Với những công việc yêu cầu cao, cần bạn đầu tư thời gian hơn, bạn có thể dành khoảng 3 ngày.
Ngày đầu tiên chỉ để tìm kiếm thông tin, tài liệu để viết CV – về vị trí tuyển tụng, người tuyển dụng, thông tin công ty, khách hàng công ty là ai… Sau khi đã đọc kỹ và thống kê bạn dừng lại, làm các công việc khác.
Ngày thứ 2, bắt tay vào viết, sau một ngày, não bạn đã có thời gian sắp xếp thông tin và hình dung ra công việc, bố cục CV, lúc này việc viết sẽ dễ hơn.
Sau khi viết xong CV, bạn dừng lại, tiếp tục làm các công việc khác, chắc chắn khi làm việc khác bạn sẽ bất chợt nghĩ ra điều gì đó để bổ sung hoặc nhận ra lỗi trong CV và kịp thời sửa trước khi gửi.
Ngày cuối cùng, đọc kỹ lại và sửa chữa lần cuối sau đó mới quyết định gửi cho nhà tuyển dụng.
In CV giấy
Nhiều nhà tuyển dụng sẽ in CV của các ứng viên tiềm năng ra để nghiên cứu kĩ càng hơn. Vì vậy, bạn hãy in CV của bạn ra để đọc và xem CV của bạn sẽ trông như thế nào khi vào tay nhà tuyển dụng.
Nhiều bạn thích sử dụng CV có nền màu đen và chữ trắng, nhìn trên máy tính sẽ rất tối mắt, in ra cũng rất khó chịu. Các bạn nên tránh CV loại này và chọn nền trắng chữ đen theo truyền thống.
Kiểm tra tính nhất quán
CV chả sai lỗi chính tả, dùng từ nào cả chưa được gọi là hoàn hảo, bạn cần kiểm tra tính nhất quán của nó nữa.
Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn dùng font chữ, size chữ và màu chữ thống nhất trong toàn bộ CV. Nếu bạn lỡ có copy một vài chữ hay câu ở đâu thì cũng lên chỉnh sửa lại cho khớp với toàn bộ văn bản trước. Các đề mục được liệt kê nên có cùng kí hiệu, gạch đầu dòng thì gạch cả, dấu chấm thì chấm cả.
Kiểm tra thông tin cá nhân
Các loại thông tin cá nhân cần có trong CV: họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email. Nếu bạn có một profile sáng chói trên mạng xã hội hoặc một blog cá nhân hay ho thì bạn nên cho vào để tạo sự khác biệt với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn có thói quen sử dụng CV cũ rồi thay đổi các thông tin cho phù hợp với từng công việc, bạn cần đặc biệt lưu ý cập nhật thông tin liên lạc phòng trường hợp bạn mới đổi số điện thoại hoặc chuyển nhà chẳng hạn.
Xin trợ giúp từ người khác
Có nhiều khi bạn sai nhưng không hề biết rằng mình sai nên bạn sẽ cần đến một người bạn giúp kiểm tra CV cho bạn. Nếu người này có kinh nghiệm làm việc hoặc tuyển dụng thì còn gì băng, họ sẽ nhanh chóng phát hiện ra lỗi sai mà bạn nhìn mãi vẫn không nhận ra hoặc có thể đưa ra lời khuyên cho bạn.
Leave a Reply